Tổng quan
Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Marketing (định hướng về Marketing số – Digital Marketing) có nội dung đào tạo mang tính tiên phong trong đào tạo về lĩnh vực Digital Marketing. Chương trình được thiết kế với những định hướng, mục tiêu đào tạo rõ ràng và cụ thể nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp gia nhập tốt vào thị trường nhân lực chuyên nghiệp về Digital arketing- thị trường nhân lực đang ngày càng phát triển bùng nổ tại Việt Nam

1. Mã ngành: 7340115

2. Khối lượng chương trình: 128 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm)

3. Chi tiêu:

– Năm 2022: 245

– Năm 2021: 225

4. Điểm trúng tuyển:

– Năm 2021: 26,45

– Năm 2022: 26,10

5. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01) hoặc Toán – Văn – Anh (D01)

Chuẩn đầu ra
3. CHUẨN ĐẦU RA (Learning Outcomes – LOs)

3.1. Chuẩn về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành marketing của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ đạt các chuẩn đầu ra về kiến thức như sau:

LO1. Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về lý luận chính trị Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các kiến thức về pháp luật Việt Nam vào giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trong thực tiễn.

LO2. Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản phục vụ hoạt động kinh tế và kinh doanh của các tổ chức doanh nghiệp như về toán kinh tế, xác suất thống kê, kinh tế lượng, quản trị học, kế toán, quản trị dự án… vào giải quyết vấn đề kinh doanh và marketing của tổ chức, doanh nghiệp

LO3. Phân tích và vận dụng được những vấn đề cơ bản của môi trường marketing hiện đại, hành vi khách hàng vào thực tiễn hoạt động marketing của tổ chức, doanh nghiệp.

LO4. Hiểu và vận dụng được tư duy và quan điểm marketing hiện đại; những khái niệm, qui trình và nguyên lý nền tảng về marketing vào thực tiễn hoạt động marketing của tổ chức, doanh nghiệp.

LO5. Hiểu và vận dụng được lĩnh vực/chức năng và công cụ marketing cơ bản; phân tích, đánh giá và sử dụng một cách phối hợp các công cụ marketing tác nghiệp nhằm tối ưu hoạt động marketing của doanh nghiệp/tổ chức trong môi trường cạnh tranh và biến động.

LO6. Hiểu và vận dụng được các kiến thức nền tảng về marketing số, các công nghệ và công cụ marketing số, thương mại điện tử vào thực tiễn hoạt động marketing của các tổ chức, doanh nghiệp trong môi trường số.

LO7. Hiểu và vận dụng được các nguyên tắc và qui trình lập kế hoạch, triển khai và giám sát các hoạt động marketing nói chung và marketing số nói riêng trong thực tiễn bối cảnh cụ thể của các tổ chức, doanh nghiệp.

LO8. Hiểu và phân tích được bản chất, vai trò, các loại hình dữ liệu kinh doanh/marketing, các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu kinh doanh/marketing, quản trị dữ liệu; có thể vận dụng kiến thức về dữ liệu, quản trị dữ liệu vào các quyết định marketing của tổ chức/doanh nghiệp.

Chuyên ngành Internet Marketing

LO9. Hiểu và vận dụng được được các kiến thức chuyên sâu về các kênh marketing số cơ bản (web, social media, search engine) và các công nghệ, công cụ marketing số liên quan vào thực tiễn lập kế hoạch, triển khai và kiểm tra, đánh giá hoạt động và chiến dịch marketing trong môi trường số.

Chuyên ngành Phân tích Dữ liệu Marketing số

LO10. Hiểu và vận dụng được được các kiến thức chuyên sâu về khai phá dữ liệu, phân tích, đánh giá thành tích hoạt động marketing và marketing số để có thể đề xuất các hoạt động cải thiện nhằm tối hoạt động marketing và marketing số của các tổ chức, doanh nghiệp.

Chuyên ngành Truyền thông Marketing

LO11. Hiểu và vận dụng được được các kiến thức chuyên sâu về chiến lược phương tiện truyền thông và các hình thức/công cụ truyền thông marketing cơ bản (bao gồm: quan hệ công chúng, marketing trực tiếp và quảng cáo) vào thực tiễn lập kế hoạch, triển khai, đánh giá các hoạt động/chiến dịch truyền thông marketing của các tổ chức, doanh nghiệp.

3.2. Kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng chuyên môn

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Marketing của Học viện sẽ đạt các chuẩn đầu ra về kỹ năng chuyên môn cơ bản để thực hiện được mục tiêu phân tích và vận dụng các kiến thức chuyên môn về marketing và marketing vào thực tiễn. Cụ thể là:

LO12. Có khả năng sử dụng các kỹ năng cơ bản về phân tích môi trường marketing và phân tích thị trường, khách hàng.

LO13. Có khả năng sử dụng các kỹ năng thu thập, phân tích và diễn giải các loại dữ liệu cơ bản (dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp, dữ liệu người dùng để lại trong môi trường Internet, dữ liệu số…) và quản trị cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho các quyết định marketing.

LO14. Có khả năng sử dụng kỹ năng lập kế hoạch, triển khai, đánh giá và theo dõi hoạt động marketing nói chung, marketing số nói riêng.

Chuyên ngành Internet Marketing

LO15. Có khả năng sử dụng kỹ năng chuyên sâu để lựa chọn và phối hợp các kênh và công cụ marketing số nhằm xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình và chiến dịch marketing số.

Chuyên ngành Phân tích Dữ liệu Marketing Số

LO16. Có khả năng sử dụng kỹ năng chuyên sâu về phân tích marketing và phân tích marketing số nhằm đánh giá thành tích và kết quả hoạt động marketing nhằm phục vụ cho các quyết định điều chỉnh chiến lược, kế hoạch và các chương trình marketing để mang lại thành tích tốt hơn cho tổ chức, doanh nghiệp.

Chuyên ngành Truyền thông Marketing

LO17. Có khả năng sử dụng kỹ năng chuyên sâu để lựa chọn và phối hợp các hình thức và công cụ/hình thức truyền thông marketing cơ bản; lập kế hoạch, triển khai, đánh giá các hoạt động/chiến dịch truyền thông marketing của các tổ chức, doanh nghiệp.

3.2.2. Kỹ năng bổ trợ và kỹ năng mềm

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Marketing của Học viện sẽ đạt các chuẩn đầu ra về kỹ năng bổ trợ và kỹ năng mềm như sau:

LO18. Có khả năng tư duy hệ thống, logic, sáng tạo và khoa học nhằm có thể vận dụng tốt các kiến thức và kỹ năng chuyên môn được học vào thực tiễn hoạt động marketing của tổ chức, doanh nghiệp trong môi trường đầy biến động.

LO19. Có khả năng sử dụng các kỹ năng mềm phục vụ cho việc thực hiện các công việc một cách chuyên nghiệp, bao gồm: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, trình bày, kỹ năng giải quyết vấn đề… trong các tình huống công việc đa dạng.

LO20. Có khả năng sử dụng những phần mềm phân tích dữ liệu cơ bản (Excel, SPSS…) để phân tích dữ liệu kinh doanh và marketing cơ bản, phục vụ cho việc đưa ra quyết định marketing của các doanh nghiệp, tổ chức.

3.3. Ngoại ngữ

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Marketing của Học viện sẽ đạt các chuẩn đầu ra về ngoại ngữ như sau:

LO21. Đạt năng lực tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế trở lên (tương đương Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).

LO22. Có khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức cơ bản trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

3.4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Marketing của Học viện sẽ đạt các chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ, trách nhiệm và hành vi đạo đức như sau:

LO23. Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để thích nghi với môi trường làm việc năng động.

LO24. Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, tôn trọng và chấp nhận pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần hợp tác.