Chương trình đại học ngành Kế toán, ngành học thứ 4 của hình thức VLVH PTIT chính thức nhận hồ sơ trong mùa tuyển sinh 2024.
Những ngày cuối tháng 6, học sinh khối lớp 12 trên khắp mọi miền bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Mặc dù sớm nhất phải đến ngày 17, kết quả thi mới chính thức công bố, nhưng ngay những ngày đầu tháng 7 này, cuộc đua vào các trường Đại học, cao đẳng đã diễn ra đầy sôi động.
Khác với thời kỳ 20 năm về trước, khi mà giảng đường Đại học là một khái niệm xa xỉ, không phải học sinh nào cũng có thể bước chân đến, và bằng Đại học khi đó là một niềm vinh dự lớn. Ngày nay, cổng trường đại học đã rộng mở hơn rất nhiều, những học sinh tốt nghiệp THPT dù là rất xuất sắc, hay chỉ có học lực ở mức khá cũng đều có thể tiếp cận nền giáo dục hiện đại. Để biết rõ hơn về sự gia tăng này, chúng tôi xin được phỏng vấn TS. Trần Đình Nam, Phó viện trưởng – Phụ trách Viện Kinh tế Bưu điện – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
“Sự mở rộng quy mô đào tạo Đại học ở Việt Nam đến từ 2 nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất, đó là sự xuất hiện của nhiều trường đại học mới. Nguyên nhân thứ hai, đó là sự xuất hiện của hình thức liên kết đào tạo và xóa bỏ ranh giới giữa các hình thức đào tạo đại học”. Đó là câu trả lời ngắn gọn của TS. Nam. Cũng qua sự giải đáp của ông Nam, chúng tôi biết thêm được rằng xóa bỏ sự phân biệt hình thức đào tạo giúp mở rộng cơ hội cho rất nhiều học sinh. Trước đây, sự phân biệt các hình thức đào tạo khiến tấm bằng đại học các hệ phi chính quy chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng học viên đã có vị trí nghề nghiệp, muốn có thêm kiến thức và bằng cấp để gia tăng vị thế. Nhưng sự xuất hiện của Luật giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018 đã thay đổi định kiến đó. Theo luật hiện hành, các hình thức đào tạo khác nhau trong đó có Chính quy và Vừa làm vừa học được cấp bằng và công nhận bằng cấp là tương đương nhau. Chính sự thay đổi này đã giúp hình thức Vừa làm vừa học được đón nhận rộng rãi hơn, và qua đó giúp học sinh ở các trình độ thấp hơn cũng có cơ hội tiếp cận giáo dục bậc Đại học.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một trong những trường đại học đi đầu trong việc cách tân đổi mới hình thức Vừa làm vừa học. Trong 3 năm qua bên cạnh việc ký kết các thỏa thuận về hợp tác đào tạo trong và ngoài nước với hình thức đào tạo Vừa làm vừa học, PTIT cũng đang phát triển thêm chương trình đào tạo các ngành học đang có nhu cầu của xã hội theo hình thức Vừa làm vừa học. Trong năm nay, Kế toán là ngành mới nhất của hình thức Vừa làm vừa học được chính thức ban hành và tuyển sinh. Về khung chương trình đào tạo, cũng như các ngành học trước đó của Vừa làm vừa học, khung chương trình ngành Kế toán cũng được thiết kế đầy đủ như của Chính quy, mọi học phần của Chính quy đều được áp dụng cho Vừa làm vừa học. Bên cạnh đó, chất lượng giảng dạy và học tập cũng được đảm bảo với tiêu chuẩn mới nhất đang áp dụng cho Chính quy.
Nói về ngành học Kế toán, đây được coi là một trong những ngành có đặc tính chuyên môn nghề nghiệp cao trong các ngành Kinh tế. Một kế toán muốn hành nghề bắt buộc phải được đào tạo đầy đủ về các kiến thức và có các đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán. Đó là khó khăn với những sinh viên xác định lựa chọn ngành Kế toán mà các em cần phải tính toán, lường trước. Nhưng đổi lại, một sinh viên nắm vững được nghiệp vụ kế toán sẽ có sự lựa chọn nghề nghiệp ổn định, đáng mơ ước. Những lợi thế này không chỉ bó hẹp ở mức lương và nhu cầu lao động của xã hội, với vai trò là kế toán trong các doanh nghiệp, nhân viên kế toán có vô số cơ hội để tiếp xúc và mở rộng mạng lưới quan hệ, đặt nền móng cho sự thăng tiến sự nghiệp lâu dài.
Trong năm đầu tiên tuyển sinh, ngành Kế toán Vừa làm vừa học của PTIT đặt chỉ tiêu đầu vào là 100 sinh viên, những học sinh quan tâm đến ngành và có kết quả thi tốt nghiệp không khả quan hãy nộp hồ sơ như là một phương án dự phòng. Để được tư vấn trực tiếp từ các thầy cô, các phụ huynh và học sinh hãy liên hệ với số điện thoại 0399030837 (liên hệ cô Minh Anh), hoặc có thể xem các thông tin cụ thể trên Facebook của Học viện theo Link sau:
https://www.facebook.com/PTITDHVLVH