LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Viện Kinh tế Bưu điện tự hào là đơn vị nghiên cứu và đào tạo có bề dày truyền thống lịch sử trong ngành Thông tin và Truyền thông.

Tiền thân Viện Kinh tế Bưu điện ngày nay là Viện Kinh tế và Quy hoạch Bưu điện, được thành lập theo Quyết định số 812/QĐ ngày 28/5/1975 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Viện Kinh tế và Quy hoạch Bưu điện được đổi tên thành Viện Kinh tế Bưu điện ngày 01/01/1980 theo quyết định số 2308/QĐ ngày 20/12/1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.

Thực hiện quyết định số 516/TTg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Viện Kinh tế Bưu điện được tổ chức lại thành Viện Kinh tế Bưu điện, trực thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông theo quyết định số 229/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 9/9/1997 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và quyết định số 635/QĐ-TCCB-LĐ ngày 22/3/1999 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Đến năm 2014, cùng với sự chuyển đổi của Học viện, ngày 27/6/2014 Học viện được điều chuyển từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý theo Quyết định số 878/QĐ-BTTTT. Trong đó, Viện Kinh tế Bưu Điện là đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo đặt trực thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được xác định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện ban hành tạm thời theo quyết định số 1766/QĐ-BTTTT ngày 25/11/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Năm 2016, Bộ thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 879/QĐ-BTTTT ngày 25/7/2016 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, theo đó Viện Kinh tế Bưu điện là đơn vị thuộc các tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ công nghệ, cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động ban hành tại Quyết định số 673/QĐ-HV ngày 25/7/2016 của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Trong 50 năm xây dựng và phát triển, Viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua của Ngành. Với đội ngũ nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm, đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, luôn năng động sáng tạo, cập nhật kịp thời kiến thức mới sẵn sàng phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển của ngành và của xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Lịch sử phát triển Viện Kinh tế Bưu điện

5/1975 Thành lập Viện Kinh tế và Quy hoạch Bưu điện
1/1980 Đổi tên thành Viện Kinh tế Bưu điện
7/1997 Viện Kinh tế Bưu điện được tổ chức lại thành Viện Kinh tế Bưu điện, trực thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
7/2014 Học viện được điều chuyển từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông về Bộ Thông tin và Truyền thông.
10/2015 Thành lập Bộ môn Phát triển kỹ năng thuộc Viện Kinh tế Bưu điện
12/2015 Thành lập Bộ môn Marketimg thuộc Viện Kinh tế Bưu điện
8/2021 Viện Kinh tế Bưu điện được Giám đốc Học viện giao nhiệm vụ tổ chức, quản lý đào tạo đại học vừa làm vừa học

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Căn cứ Quyết định số 673/QĐ-HV ngày 25/7/2016 của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về việc ban hành tạm thời Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Kinh tế Bưu điện;

Căn cứ Quyết định số 672/QĐ-HV ngày 18/8/2021 của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về việc giao nhiệm vụ tổ chức, quản lý đào tạo đại học vừa làm vừa học;

I. Vị trí và chức năng

  1. Viện Kinh tế Bưu điện là tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (dưới đây gọi tắt là Học viện) được xác định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện, ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-BTTTT ngày 25/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Viện Kinh tế Bưu điện thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, tư vấn trong lĩnh vực kinh tế ngành Thông tin và Truyền thông và cung ứng các dịch vụ khác phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Học viện và theo quy định của pháp luật.
  1. Tên giao dịch của Viện:
    Tiếng Việt: Viện Kinh tế Bưu điện.
    Tiếng Anh:  Economics Research Institute of Posts and Telecommunications (Viết tắt là ERIPT)
  1. Viện có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
  2. Viện Kinh tế Bưu điện là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, được tự chủ hoạt động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Giám đốc Học viện.

II. Nhiệm vụ

  1. Tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học của Học viện.
  2. Triển khai hoạt động nghiên cứu các vấn đề lí luận cơ bản, nghiên cứu đón đầu, dự báo phát triển và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực Kinh tế của ngành Thông tin và Truyền thông;
  3. Tổ chức nghiên cứu, tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành đối với các lĩnh vực hoạt động trong chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông;
  4. Tổ chức nghiên cứu và tham gia xây dựng các chính sách về giá cước; nghiên cứu, điều tra, khảo sát và phát triển thị trường trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông;
  5. Tổ chức nghiên cứu, tham gia triển khai các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành Thông tin và Truyền thông;
  6. Tổ chức nghiên cứu các hoạt động về tài chính, kế toán phục vụ quản lý điều hành và phát triển của Ngành;
  7. Triển khai dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài ngành Thông tin và Truyền thông;
  8. Tham gia, thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ do Học viện, các Bộ, Ngành và Nhà nước giao theo các chương trình, đề án, đề tài, nhiệm vụ về khoa học và công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội;
  9. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo do Học viện giao (quản lý đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn người học nghiên cứu, thực hành, thực tập, làm luận văn, luận án tốt nghiệp; tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, bài giảng, thí nghiệm thực hành…); nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và thực tiễn để đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng các khóa luận/luận văn tốt nghiệp); Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn để chuyển giao công nghệ; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo của Học viện;
  10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Học viện và cấp trên giao.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

I. MÔ HÌNH TỔ CHỨC

 

 

1. Ban Lãnh đạo Viện

1. Phó Viện trưởng, Phụ trách Viện – TS Trần Đình Nam

2. Phó Viện trưởng – PGS. TS Nguyễn Thị Hoàng Yến

2. Các đơn vị chức năng

  1. Phòng Tổng hợp.

3. Các đơn vị chuyên môn

  1. Phòng Nghiên cứu Định mức Kinh tế kỹ thuật
  2. Phòng Nghiên cứu Quản trị doanh nghiệp và Hợp tác quốc tế
  3. Phòng Đào tạo và Khoa học Công nghệ
  4. Bộ môn Marketing
  5. Bộ môn Phát triển kỹ năng

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ

1. Phòng Tổng hợp

1.1. Chức năng

            Giúp Viện trưởng thực hiện công tác kế hoạch, tổng hợp; hành chính – quản trị; tổ chức, cán bộ; văn thư – lưu trữ; tài chính – kế toán; thi đua – khen thưởng; đối ngoại; đảm bảo các điều kiện cho Viện thực hiện nhiệm vụ.

1.2. Nhiệm vụ

a) Công tác hành chính tổng hợp

– Tổ chức công tác hành chính, văn phòng, tổng hợp;

– Công tác văn thư lưu trữ: tổ chức tiếp nhận, xử lý, tổng hợp, lưu trữ công văn đi đến;

– Quản lý và sử dụng con dấu của Viện theo quy định;

– Công tác thông tin, truyền thông, đối ngoại; lịch sử truyền thống, sáng kiến, thanh tra;

– Đảm bảo vệ sinh môi trường và các hoạt động khác có liên quan;

– Đại diện cho các đơn vị trong Viện đảm bảo mối quan hệ với các đơn vị ngoài Viện và với địa phương trong những hoạt động có liên quan theo quy định của Pháp luật.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án của Viện, mua sắm vật tư thiết bị, văn phòng phẩm, tài liệu của Viện

b) Công tác tổ chức cán bộ

– Tổ chức thực hiện việc thành lập, giải thể, tách nhập các tổ chức trực thuộc Viện theo phương án đã được Giám đốc Học viện phê duyệt;

– Thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm theo phân cấp của Học viện;

– Trên cơ sở kế hoạch nhân lực được Học viện giao, tổ chức thực hiện việc quản lý, bố trí sử dụng viên chức và người lao động do Giám đốc Học viện ký hợp đồng và tuyển chọn ký kết và thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định theo phân cấp của Học viện;

– Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, đánh giá cán bộ, chế độ chính sách đối với người lao động, công tác tiền lương, công tác đào tạo nội bộ theo phân cấp của Học viện.

c) Công tác tài chính kế toán

– Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Viện, xây dựng kế hoạch thu chi, bao gồm nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác của Viện;

– Nghiên cứu chính sách tài chính, thuế, các quy định về công tác kế toán, thống kê, tài chính của Nhà nước, của Bộ Thông tin & Truyền thông và Học viện để xây các quy chế chi tiêu nội bộ của Viện và hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính trong Viện;

– Tổ chức kiểm tra, thẩm định, trình Việntrưởng phê duyệt kế hoạch tài chính và dự toán của các đơn vị trực thuộc Viện;

– Tổ chức quản lý, theo dõi các nguồn kinh phí, doanh thu thực hiện, trích lập và quản lý các quỹ của Viện, phân bổ kế hoạch chi tiết để Việntrưởng giao cho các đơn vị;

– Quản lý chi phí, theo dõi sử dụng vốn, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính trong toàn Viện. Thanh quyết toán kịp thời theo đúng chế độ qui định đối với các loại kinh phí được cấp và các nguồn kinh phí khác của Viện;

– Tổ chức thực hiện công tác quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí định kỳ và đột xuất;

– Lập báo cáo tài chính quý, sáu tháng và báo cáo quyết toán năm. Cung cấp số liệu, tài liệu kế toán tài chính cho các đơn vị có liên quan theo quy định của Nhà nước;

– Tham gia đàm phán các Hợp đồng kinh tế và các văn bản thỏa thuận có liên quan đến công tác tài chính trong Viện; Thẩm định các hợp đồng kinh tế và các văn bản thỏa thuận có liên quan đến tài chính với các đối tác của Viện trình Việntrưởng trước khi ký kết;

– Tổ chức thực hiện công tác thống kê toàn Viện theo quy định của Nhà nước, của Bộ Thông tin & Truyền thông và Học viện.

d) Công tác kế hoạch

– Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch định kỳ hàng năm;

– Đôn đốc các đơn vị trong Viện về tình hình thực hiện kế hoạch;

– Đề xuất các biện pháp, giải pháp đề hoàn thành kế hoạch.

e) Nghiên cứu xây dựng các cơ chế liên quan và xây dựng nội quy, quy định quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, tổng kết đánh giá, xử lý vi phạm những nội quy, quy định đã được cấp trên ban hành.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan hoặc khi được Viện trưởng giao.

2. Phòng Nghiên cứu Định mức Kinh tế – kỹ thuật

2.1. Chức năng

Nghiên cứu, tham mưu, tư vấn và tham gia đào tạo các vấn đề về định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tổ chức lao động khoa học.

2.2. Nhiệm vụ

a) Tổ chức nghiên cứu, tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành đối với các lĩnh vực hoạt động trong chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và xã hội;

b) Tổ chức nghiên cứu và tham gia xây dựng các chính sách về giá cước; nghiên cứu, điều tra, khảo sát và phát triển thị trường trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông;

c) Tổ chức nghiên cứu, tham gia triển khai các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành Thông tin và Truyền thông và xã hội;

d) Tổ chức nghiên cứu các hoạt động về tài chính, kế toán phục vụ quản lý điều hành và phát triển của trong và ngoài ngành;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan hoặc khi được Viện trưởng giao.

3. Phòng Nghiên cứu Quản trị doanh nghiệp và Hợp tác quốc tế

3.1. Chức năng

a) Nghiên cứu, tham mưu, tư vấn và tham gia đào tạo các vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;

b) Tham mưu, giúp Viện trưởng quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế của Viện;

c) Tham mưu và giúp Viện trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác Quan hệ Doanh nghiệp;

d) Tổ chức tuyển sinh các cấp, hệ, loại hình đào tạo của Viện;

e) Thực hiện công tác truyền thông và quan hệ công chúng; xây dựng, nâng cao hình ảnh và thương hiệu của Viện Kinh tế Bưu điện.

3.2. Nhiệm vụ

a) Về nghiên cứu Quản trị doanh nghiệp

– Triển khai dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài ngành thông tin và truyền thông;

– Nghiên cứu các vấn đề về quản trị và sử dụng nguồn lực trong các doanh nghiệp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin;

– Nghiên cứu các vấn đề về pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin của doanh nghiệp;

– Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác kế hoạch, quy hoạch và chiến lược trong lĩnh vực hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;

– Tham gia, thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ do Học viện, các Bộ, Ngành và Nhà nước giao theo các chương trình, đề án, đề tài, nhiệm vụ về khoa học và công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

b) Về quan hệ doanh nghiệp

– Liên hệ mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để tìm kiếm, ký kết và triển khai thực hiện các thoả thuận, hợp tác;

– Tổ chức liên hệ cơ sở thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp cho học viên, sinh viên;

– Tổng hợp các ý kiến góp ý từ doanh nghiệp để tư vấn cho Viện trưởng về việc hoàn thiện chương trình, mở nghề đào tạo đáp ứng và phù hợp với nhu cầu xã hội;

– Xây dựng hình thành hệ thống thông tin hai chiều giữa Viện với các doanh nghiệp về thị trường lao động, thông tin nguồn lực và nhu cầu lao động để tư vấn giới thiệu việc làm cho học viên, sinh viên;

– Thu thập thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động làm cơ sở tham mưu cho Lãnh đạo Viện trong việc thực hiện các giải pháp gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động;

– Chủ động duy trì mối quan hệ và đề xuất, triển khai các chương trình hội nghị, hội thảo giữa Viện với các doanh nghiệp;

– Vận động, tìm kiếm các nguồn tài trợ học bổng cho học viên, sinh viên từ các doanh nghiệp;

– Tổ chức giới thiệu việc làm cho học viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

– Xây dựng chương trình hội nghị, hội thảo về tư vấn và giới thiệu việc làm cho học viên, sinh viên;

– Tổ chức các hội thảo, tư vấn tuyển sinh tại chỗ, hội chợ việc làm với các đơn vị tuyển dụng lao động;

c) Về hợp tác quốc tế

– Tổ chức xúc tiến, tìm kiếm đối tác nước ngoài hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động của Viện;

– Chuẩn bị chương trình, nội dung, thành phần, địa điểm, thời gian, điều kiện, phương tiện, thủ tục cần thiết cho đoàn vào, đoàn ra và tổ chức đón tiếp đoàn vào, làm việc và tiễn đoàn ra theo qui định;

– Tổ chức tiếp nhận thông tin, dự thảo văn bản giao dịch, ký kết của Viện trưởng với đối tác nước ngoài;

– Lập báo cáo kết quả đàm phán. Tổ chức triển khai, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, tổng hợp đánh giá việc thực hiện kết quả đàm phán đã được cấp trên phê duyệt.

d) Về lĩnh vực đào tạo

– Công tác tuyển sinh:

+ Xây dựng mục tiêu, kế hoạch tuyển sinh các cấp, hệ, loại hình đào tạo  của Viện; xác định quy mô tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh cho các cấp, hệ, loại hình đào tạo của Viện.

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của công tác tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh các cấp, hệ, loại hình đào tạo trình Viện trưởng xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt;

+ Nghiên cứu, xây dựng các văn bản quản lý về công tác tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá, xử lý văn bản quản lý đã được ban hành;

+ Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh các cấp, hệ, loại hình đào tạo của Viện theo đúng quy chế, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện;

+ Tổ chức tiếp nhận hồ sơ của thí sinh; lập và chuyển danh sách thí sinh và hồ sơ của thí sinh cho đơn vị quản lý đào tạo theo qui định;

– Công tác truyền thông:

+ Đầu mối kênh truyền thông thông tin tuyển sinh Viện Kinh tế Bưu điện trên cơ sở nội dung được cung cấp bởi các đơn vị liên quan.

+ Xây dựng và quản trị hiệu quả các kênh truyền thông đa phương tiện chính thức của Viện: website, mạng xã hội,…;

+ Xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu của Viện;

+ Phát triển và quản lý mối quan hệ với các cơ quan truyền thông;

+ Phát triển và quảng bá thương hiệu, các hoạt động của Viện Kinh tế Bưu điện trên các phương tiện truyền thông đại chúng;

– Tổ chức thực hiện và phát hành các ấn phẩm truyền thông về Viện Kinh tế Bưu điện;

– Phối hợp tuyên truyền và tổ chức các ngày lễ lớn và các sự kiện của Viện;

– Chủ động phát hiện, phòng ngừa và xử lý khủng hoảng truyền thông.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan hoặc khi được Viện trưởng giao

4. Phòng Đào tạo và Khoa học công nghệ

4.1. Chức năng

a) Nghiên cứu, tham mưu, tư vấn các vấn đề về marketing, thị trường bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

b) Tham mưu, tư vấn các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo các cấp, hệ, loại hình đào tạo theo kế hoạch, chương trình và nội dung đào tạo.

c) Triển khai tổ chức, quản lý, điều hành công tác đào tạo các cấp, hệ, loại hình đào tạo nêu trên.

d) Triển khai công tác mở chương trình đào tạo/ngành đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, phương pháp tổ chức đào tạo, xây dựng học liệu theo cấp, hệ, loại hình đào tạo.

e) Tổ chức và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ đào tạo mới theo yêu cầu của Viện, Học viện.

4.2. Nhiệm vụ

a) Về lĩnh vực nghiên cứu

– Tổ chức, thực hiện nghiên cứu các vấn đề về thị trường bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin trong phạm vi chức năng của Phòng;

– Tư vấn cho các cá nhân, đơn vị các vấn đề về thị trường bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin;

– Tổ chức, thực hiện hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo và viết bài cho các báo, tạp chí chuyên ngành Marketing và thị trường bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.

b) Về lĩnh vực đào tạo

– Xây dựng kế hoạch cho công tác đào tạo các cấp, hệ, loại hình đào tạo trình Viện trưởng phê duyệt;

– Kết hợp với các Bộ môn, Khoa, Viện và các đơn vị liên quan khác xây dựng, đổi mới nội dung chương trình đào tạo các cấp, hệ, loại hình đào tạo;

– Lập kế hoạch đào tạo đối với các cấp, hệ, loại hình đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tham gia công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh các cấp, hệ, loại hình đào tạo trên các kênh, phương tiện truyền thông theo kế hoạch của Viện, Học viện;

– Xác định và đề xuất với Viện trưởng chỉ tiêu tuyển sinh các cấp, hệ, loại hình đào tạo;

– Tiếp nhận hồ sơ học viên, sinh viên từ đơn vị phụ trách tuyển sinh và triển khai các thủ tục xét tuyển/thi tuyển theo qui định;

– Tổ chức tiếp nhận học viên, sinh viên khóa mới và thực hiện công tác giáo vụ, chính trị và công tác sinh viên, khảo thí và các công tác liên quan khác theo qui định;

– Quản lý toàn diện học viên, sinh viên các cấp, hệ, loại hình đào tạo của Viện theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các qui định của Học viện;

– Tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu của học viên, sinh viên;

– Tổ chức thực hiện việc sát hạch, đánh giá, cấp chứng chỉ nghề nghiệp mà Viện được cấp phép;

– Quản lý phôi bằng/chứng chỉ, thực hiện các thủ tục công nhận tốt nghiệp;

– Tổ chức các lễ khai giảng, bế giảng của các cấp, hệ, loại hình đào tạo;

c) Về lĩnh vực khoa học và công nghệ

– Chủ động thiết lập và duy trì mối quan hệ với các Bộ, Ngành, cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp để tìm kiếm các đề tài, chương trình, dự án, hợp đồng khoa học công nghệ cho Viện.

– Thực hiện công tác quản lý đối với hệ thống các đề tài, các dự án khoa học, các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học.

– Tổ chức ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới đến các cơ sở sản xuất kinh doanh của Ngành và xã hội.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan theo chỉ đạo của Lãnh đạo Viện, Học viện.

5. Bộ môn Marketing

5.1. Chức năng

Bộ môn là đơn vị chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc Viện.

5.2. Nhiệm vụ

a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Học viện, của Viện;

b) Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Viện trưởng và Giám đốc Học viện giao;

c) Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

d) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Học viện và khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Học viện; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn;

đ) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;

e) Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của Học viện theo yêu cầu của Hội đồng Học viện, Giám đốc, Viện trưởng;

g) Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn.

6. Bộ môn Phát triển kỹ năng

6.1. Chức năng

Bộ môn là đơn vị chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc Viện.

6.2. Nhiệm vụ

a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của Học viện, của Viện;

b) Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Viện trưởng và Giám đốc Học viện giao;

c) Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

d) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của Học viện và khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Học viện; thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn;

đ) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;

e) Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của Học viện theo yêu cầu của Hội đồng Học viện, Giám đốc, Viện trưởng;

g) Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *