CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC

Tên chương trình:                  Quản trị kinh doanh

Trình độ đào tạo:                    Đại học

Ngành đào tạo:                       Quản trị kinh doanh

Ngành đào tao (Tiếng Anh):  Business Administration

Hình thức đào tạo:                  Vừa làm vừa học

1- MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh (QTKD) nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành quá trình kinh doanh.

Mục tiêu cụ thể:

sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học quản trị kinh doanh vừa làm vừa học có thể:

1.Vận dụng các kiến thức chuyên môn và toàn diện để giải quyết các vấn đề về kinh doanh (hoạch định, tổ chức, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp);

2. Vận dụng các kiến thức quản trị doanh nghiệp vào thực tế môi trường kinh doanh hội tụ về công nghệ và thương mại quốc tế;

3. Vận dụng những kiến thức, kỹ năng xã hội và kỹ năng cá nhân phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả;

4. Giao tiếp bằng tiếng Anh và sử dụng công nghệ thông tin để khai thác, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

2- CHUẨN ĐẦU RA

2.1. Kiến thức

Kiến thức chung gồm:

(1) Hiểu và vận dụng được kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ vào học tập, nghiên cứu và thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

(2) Hiểu và vận dụng được kiến thức đại cương về khoa học xã hội và khoa học nhân văn vào học tập, nghiên cứu và thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

(3) Phân tích và đánh giá được các kiến thức thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý phù hợp với ngành vào thực tiễn (nguyên tắc cơ bản của kinh tế vi mô và vĩ mô, nguyên lý vận động của thị trường, ứng dụng phương pháp định lượng vào hỗ trợ ra quyết định quản trị kinh doanh…);

(4) Phân tích và đánh giá được các kiến thức thuộc lĩnh vực nhóm ngành quản trị kinh doanh để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn (vận dụng các kiến thức quản trị căn bản để đề xuất các quyết định vận hành doanh nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực của doanh nghiệp ổn định và phát triển theo nhu cầu, triển khai các hoạt động marketing phù hợp với thị trường, phân tích tình hình tài chính và các nguồn huy động vốn, thực hiện các hoạt động quản trị tài chính căn bản trong doanh nghiệp, tổng hợp các yếu tố thuộc môi trường để xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp);

(5) Phân tích và đánh giá được cơ chế vận hành của một doanh nghiệp trong thực tế (sơ đồ hóa mô hình tổ chức và các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá các thành tố của mô hình kinh doanh, xây dựng và triển khai các dự án/kế hoạch kinh doanh).

Kiến thức theo chuyên ngành gồm:

(6.a) Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

(6.a.1) Phân tích và đánh giá được quy trình, phương pháp chung vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

(6.a.2) Hiểu và vận dụng được những kiến thức về đổi mới sáng tạo, phân tích được cơ chế tạo ra hoặc ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp;

(6.a.3) Hiểu và vận dụng được các nội dung về hoạch định, tổ chức và kiểm soát hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổng hợp và đánh giá được các quyết định phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường và sử dụng các công cụ marketing nhằm tác động vào thị trường;

(6.a.4) Sáng tạo được kế hoạch khởi sự kinh doanh, kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp;

(6.a.5) Hiểu và vận dụng được hoạt động kinh doanh quốc tế.

(6.b) Chuyên ngành Thương mại điện tử (TMĐT)

(6.b.1) Phân tích và đánh giá được quy trình và phương pháp chung vận hành hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp;

(6.b.2) Hiểu và vận dụng được những khía cạnh pháp luật về TMĐT và An toàn thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

(6.b.3) Phân tích và đánh giá được hệ thống TMĐT, sáng tạo được phương án phát triển hệ thống TMĐT của doanh nghiệp;

(6.b.4) Phân tích và đánh giá được hoạt động bán lẻ trực tuyến thông qua website của doanh nghiệp, qua các sàn TMĐT hoặc qua các nền tảng mạng xã hội khác nhau;

(6.b.5) Phân tích và đánh giá được hệ thống giao dịch và thanh toán điện tử với khách hàng và các nhà cung cấp;

(6.b.6) Hiểu và vận dụng được mạng máy tính, các phần mềm phổ biến về quản trị doanh nghiệp và các phần mềm tác nghiệp TMĐT thông dụng;

(6.c) Chuyên ngành Logistics

(6.c.1) Phân tích và đánh giá được quy trình, phương pháp chung vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

(6.c.2)  Hiểu rõ các lý thuyết về logistics và quản trị chuỗi cung ứng; nắm bắt được xu hướng phát triển logistics, Phân tích được các nhân tố tác động đến các quyết định liên quan đến tổ chức, triển khai các quyết định quản trị logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở các tổ chức/doanh nghiệp;

(6.c.3) Hiểu và vận dụng được các kiến thức về giao nhận, vận chuyển hàng hóa, các trung tâm phân phối và vận tải đa phương thức và thanh toán quốc tế;

(6.c.4) Hiểu và vận dụng các kiến thức để xây dựng kế hoạch, xác định và quản lý dự trữ sản xuất và dự trữ bán hàng của doanh nghiệp;

(6.c.5)  Hiểu và vận dụng các kiến thức về hoạt động mua hàng, quản lý khách hàng quản lý nguồn cung ứng hàng ở các doanh nghiệp/tổ chức;

(6.c.6) Hiểu và vận dụng các kiến thức để phát triển hệ thống logistics và chuỗi cung ứng trong các loại hình doanh nghiệp.

(6.d) Chuyên ngành Quản trị Marketing

(6.d.1) Hiểu và vận dụng được các kiến thức để hoạch định, tổ chức và kiểm soát các hoạt động marketing như phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trưởng mục tiêu, định vị thị trường và triển khai các công cụ marketing nhằm tác động vào thị trường;

(6.d.2) Hiểu và vận dụng được các hoạt động marketing trong thị trường công nghiệp/thị trường tổ chức (B2B marekting);

(6.d.3) Hiểu và vận dụng được chương trình nghiên cứu marketing nhằm mục đích hiểu về nhu cầu khách hàng, thị trường hoặc đo lường phản ứng thị trường trước các tác lực marketing của doanh nghiệp;

(6.d.4) Hiểu và vận dụng được các hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp;

(6.d.5) Hiểu và vận dụng được các công cụ marketing điện tử, sáng tạo được kế hoạch marketing điện tử cho một sản phẩm và thị trường cụ thể.

Kỹ năng

Các kỹ năng chuyên môn ngành Quản trị kinh doanh bao gồm:

(7) Có kỹ năng nhận thức và giải quyết vấn đề chuyên môn tổng hợp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh (tư duy hệ thống, giải quyết vấn đề, xác lập mục tiêu khả thi và ra quyết định trong quản trị kinh doanh);

(8) Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh (Thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát hoạt động kinh doanh; Xử lý những tình huống phát sinh ở cấp độ quản trị viên cấp cơ sở; Thu thập, phân tích, xử lý thông tin một cách chính xác theo các phương pháp định tính, định lượng).

Kỹ năng chuyên sâu theo chuyên ngành bao gồm:

(9.a) Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp: Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, cụ thể như: vận hành hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, đề xuất cơ chế cho hoạt động đổi mới sáng tạo; lập kế hoạch marketing, triển khai một phần các hoạt động marketing tại doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch khởi sự kinh doanh và kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp;

(9.b) Chuyên ngành Thương mại điện tử: Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực TMĐT, cụ thể như: vận hành hệ thống kinh doanh điện tử; vận dụng pháp luật về TMĐT và an toàn thông tin trong kinh doanh; lập bản yêu cầu hệ thống TMĐT, lập kế hoạch phát triển hệ thống TMĐT; quản lý dự án ứng dụng TMĐT; vận hành hệ thống bán lẻ trực tuyến trên website của doanh nghiệp, trên sàn TMĐT và trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến; xây dựng hệ thống giao dịch và thanh toán điện tử; sử dụng mạng máy tính, sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp và phần mềm tác nghiệp TMĐT thông dụng;

(9.c) Chuyên ngành Quản trị Logistics: Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực logistics như: phân tích và đánh các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp; vận hành đại lý giao nhận và khai báo thủ tục hải quan; thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế; quản trị chuỗi cung ứng; vận tải đa phương thức; quản trị kho hàng và tồn kho; quản trị hệ thống thông tin logistics; khởi nghiệp và thiết kế mô hình logistics, chuỗi cung ứng; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; điều hành và quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực quản trị logistics và chuỗi cung ứng.

(9.d) Chuyên ngành Quản trị Marketing: Có năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực marketing, cụ thể như: nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược và chương trình marketing, triển khai các quyết định về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp

  • Kỹ năng mềm

(10) Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt thể hiện qua việc trình bày rõ ràng, tự tin và thuyết phục các vấn đề liên quan đến chuyên môn và các vấn đề kinh tế xã hội;

(11) Có kỹ năng làm việc nhóm, biết thành lập và tổ chức tốt công việc theo nhóm;

(12) Có các kỹ năng cá nhân và phẩm chất nghề nghiệp trong việc giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch và tổ chức công việc;

(13) Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

  • Năng lực tự chủ và trách nhiệm

(14) Có ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc;

(15) Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

(16) Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ, chuyên môn;

(17) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.

  • Hành vi đạo đức

(18) Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thể theo nhóm, theo dự án, say mê khoa học và luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn;

(19) Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kinh tế – kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước;

(20) Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

  • Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

(21) Đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế hoặc tương đương;

(22) Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hoà nhập nhanh với khu vực và quốc tế sau khi ra trường;

(23) Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

  • Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực để có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa; Giám đốc chức năng trong các doanh nghiệp (giám đốc Nhân sự, giám đốc Marketing, giám đốc Kinh doanh Thương mại / Thương mại điện tử, giám đốc Vận hành… tương ứng với chuyên ngành được đào tạo);
  • Nhân viên hoặc quản trị cấp trung, quản trị cấp cơ sở trong các phòng / ban Nhân sự, Marketing, Kinh doanh Thương mại / Thương mại điện tử, Sản xuất;
  • Công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước;
  • Nhà sáng lập doanh nghiệp;

Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ sau đại học ngành Kinh doanh và quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước và nước ngoài.

3- THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 4,5 năm

4- KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 130 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm)

5- ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:

Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam và đạt yêu cầu đầu vào tuyển sinh hàng năm của Học viện.

6- QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

6.1. Quy trình đào tạo:

Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4,5 năm gồm 9 học kỳ, trong đó 8 học kỳ tích lũy kiến thức tại Học viện và 1 kỳ thực tập thực tế tại cơ sở. Cuối khóa sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp hoặc học các học phần thay thế tốt nghiệp.

Sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ áp dụng quy chế, quy định đào đại học theo tín chỉ hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Học viện.

6.2. Công nhận tốt nghiệp

Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học (Cử nhân) khi hội đủ các tiêu chuẩn theo quy chế, quy định đào tạo đại học theo tín chỉ với danh hiệu là Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh.

7- THANG ĐIỂM: Theo thang điểm tín chỉ

8- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

8.1 Cấu trúc chương trình

STT Khối kiến thức Tín chỉ
1 Kiến thức giáo dục đại cương 45
2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Trong đó:

75
– Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành 58
  – Kiến thức chuyên ngành 17
3 Thực tập và Tốt nghiệp 10
Cộng 130

8.2 Nội dung chương trình

8.2.1 Khối kiến thức chung

TT Tên môn học Mã số môn học Số  tín chỉ

 

Số tín chỉ

 

 

Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết) Tự học

(tiết)

Mã số học phần tiên quyết
Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận
1 Triết học Mác-Lênin BAS1150 3 34 10 1
2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin BAS1151 2 24 6
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học BAS1152 2 24 6
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh BAS1122 2 24 6
5 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam BAS1153 2 24 6
6 Tiếng Anh (Course 1)(*) BAS1157 4
7 Tiếng Anh (Course 2) BAS1158 4
8 Tiếng Anh (Course 3) BAS1159 4
9 Tiếng Anh (Course 3 Plus) BAS1160 2
10 Tin học cơ sở 1 INT1154 2 20 4 4 2
11 Tin học cơ sở 3 INT1156 2 20 4 4 2
12 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học SKD1108 2 18 6 6
Tổng: 31

 

Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng
1 Giáo dục thể chất 1 BAS1106 2 2 26 2
2 Giáo dục thể chất 2 BAS1107 2 2 26 2
3 Giáo dục quốc phòng BAS1105 7,5
Kiến thức các môn kỹ năng (chọn 3/7)
1 Kỹ năng thuyết trình SKD1101 1 6 8 1
2 Kỹ năng làm việc nhóm SKD1102 1 6 8 1
3 Kỹ năng tạo lập văn bản SKD1103 1 6 8 1
4 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc SKD1104 1 6 8 1
5 Kỹ năng giao tiếp SKD1105 1 6 8 1
6 Kỹ năng giải quyết vấn đề SKD1106 1 6 8 1
7 Kỹ năng tư duy sáng tạo SKD1107 1 6 8 1

(*): Điều kiện để đăng ký học học phần tiếng Anh Course 1 trong chương trình là sinh viên phải đạt trình độ tiếng Anh từ 225 điểm theo bài thì TOEIC Placement test trở lên; các thí sinh chưa đạt mức điểm trên sẽ phải hoàn thành học phần tiếng Anh bổ trợ Course 0 (mã BAS1156).

8.2.2. Kiến thức cơ bản nhóm ngành

TT Tên môn học Mã số môn học Số  tín chỉ

 

Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết)  

Tự học

(tiết)

Mã số học phần tiên quyết
Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận
13 Toán cao cấp 1 BAS1219 2 24 6
14 Toán cao cấp 2 BAS1220 2 24 6
15 Lý thuyết xác suất và thống kê BAS1210 3 36 8 1
16 Toán kinh tế BSA1241 3 36 8 1
17 Pháp luật đại cương BSA1221 2 24 6
18 Tâm lý quản lý BSA1236 2 24 6
Tổng: 14

8.2.3 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

8.2.3.1. Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành

TT Tên môn học Mã số môn học  

Số tín chỉ

 

 

Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết)  

Tự học

(tiết)

Mã số học phần tiên quyết
Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận
19 Kinh tế vi mô 1 BSA1310 3 36 8 1
20 Kinh tế vĩ mô 1 BSA1311 3 36 8 1
21 Marketing căn bản MAR1322 3 36 8 1
22 Nguyên lý kế toán FIA1321 3 36 8 1
23 Kinh tế lượng BSA1309 3 36 8 1
24 Quản trị học BSA1328 3 36 8 1
25 Quản trị chiến lược BSA1325 3 36 8 1 BSA1328
26 Quản trị nhân lực BSA1331 3 36 8 1 BSA1328
27 Quản trị tài chính doanh nghiệp FIA1324 3 36 8 1 BSA1328
28 Quản trị sản xuất BSA1333 3 36 8 1 BSA1328
29 Quản trị bán hàng và phân phối sản phẩm BSA1354 2 24 6 BSA1328
30 Phân tích hoạt động kinh doanh BSA1320 2 24 6
31 Logistics căn bản BSA1351 2 24 6
32 Luật kinh doanh BSA1314 2 24 6
33 Hệ thống thông tin quản lý BSA1307 2 24 6
34 Giao tiếp trong kinh doanh BSA 1448 2 24 6
35 Thương mại điện tử căn bản BSA1365 3 36 8 1
36 Tài chính tiền tệ FIA1326 3 36 8 1
37 Thống kê doanh nghiệp BSA1338 3 36 8 1
38 Kế toán quản trị FIA1332 3 36 8 1
Các học phần tự chọn (chọn 2/5)
39 Quản trị dự án BSA 1364 2 24 6
40 Đàm phán kinh doanh BSA1304 2 24 6
41 Quản trị công nghệ BSA1326 2 24 6
42 Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp BSA1305 2 24 6
43 Quản trị văn phòng BSA1335 2 24 6
Tổng: 58

8.2.3.2. Kiến thức chuyên ngành

Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

TT Tên môn học Mã số môn học Số  tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết)  

Tự học

(tiết)

 

Mã số học phần tiên quyết
Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận
44 Quản trị doanh nghiệp BSA1427 3 36 8 1 BSA1328
45 Quản trị đổi mới sáng tạo BSA1468 2 24 6
46 Quản trị marketing MAR1424 2 24 6 MAR1322
48 Khởi sự kinh doanh BSA1412 2 18 12 BSA1328
48 Kinh doanh quốc tế BSA1353 2 24 6 BSA1328
49 Chuyên đề QTDN BSA1402 2 6 24
Các học phần tự chọn (chọn 2/7)
50 Quản trị chất lượng BSA1324 2 24 6
51 Quản trị rủi ro BSA1469 2 24 6
52 Chính phủ điện tử BSA1463 2 24 6
53 Thương mại di động BSA1461 2 24 6
54 Quản trị quan hệ đối tác BSA1470 2 24 6
55 Truyền thông thương hiệu trong môi trường trực tuyến BSA1462 2 24 6
56 Quản trị Logistics BSA1471 2 24 6
Tổng: 17

Chuyên ngành Thương mại điện tử

TT Tên môn học Mã số môn học Số  tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết)  

Tự học

(tiết)

 

Mã số học phần tiên quyết
Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận
44 Quản trị doanh nghiệp BSA1427 3 36 8 1 BSA1328
45 Pháp luật thương mại điện tử và ATTT BSA1355 2 24 6 BSA1365
46 Xây dựng website thương mại điện tử BSA1408 2 24 6 BSA1365
47 Bán lẻ trực tuyến BSA1457 2 24 6 BSA1365
48 Thanh toán điện tử BSA1437 2 24 6 BSA1365
49 Chuyên đề TMĐT BSA1403 2 6 24
Các học phần tự chọn (chọn 2/7)
50 E-Marketing MAR1427 2 24 6
51 Chính phủ điện tử BSA1463 2 24 6
52 Truyền thông thương hiệu trong môi trường trực tuyến BSA1462 2 24 6
53 Thương mại di động BSA1461 2 24 6
54 Quản trị rủi ro BSA1469 2 24 6
55 Quản trị chất lượng BSA1324 2 24 6
56 Quản trị đổi mới sáng tạo BSA1468 2 24 6
Tổng: 17

Chuyên ngành Quản trị Logistics

TT Tên môn học Mã số môn học Số tín chỉ

 

Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết)  

Tự học

(tiết)

 

Mã số môn học tiên quyết
Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận
44 Quản trị doanh nghiệp BSA1427 3 36 8 1 BSA1328
45 Quản trị Logistics BSA1471 2 24 6 BSA1351
46 Quản trị vận chuyển và giao nhận BSA1472 2 24 6 BSA1351
47 Quản trị dự trữ BSA1473 2 24 6 BSA1351
48 Quản trị mua và nguồn cung ứng BSA1474 2 24 6 BSA1351
49 Chuyên đề Quản trị Logistics BSA1475 2 6 24
Các học phần tự chọn (chọn 2/7)
50 Quản trị hệ thống thông tin Logistics BSA1476 2 24 6
51 Nghiệp vụ hải quan BSA1477 2 24 6
52 Chính phủ điện tử BSA1463 2 24 6
53 Quản trị chất lượng BSA1324 2 24 6
54 Quản trị rủi ro BSA1469 2 24 6
55 Quản trị đổi mới sáng tạo BSA1468 2 24 6
56 Truyền thông thương hiệu trong môi trường trực tuyến BSA1462 2 24 6
Tổng: 17

Chuyên ngành Quản trị Marketing

TT Tên môn học Mã số môn học Số tín chỉ Lên lớp (tiết) Thí nghiệm /Thực hành (tiết)  

Tự học

(tiết)

 

Mã số học phần tiên quyết
Lý thuyết Chữa bài tập /Thảo luận
44 Quản trị marketing MAR1424 2 24 6 MAR1322
45 Marketing công nghiệp MAR1426 2 24 6 MAR1322
46 Nghiên cứu marketing MAR1430 2 24 6 MAR1322
47 Truyền thông marketing tích hợp MAR1314 3 36 8 1 MAR1322
48 E- Marketing MAR1427 2 24 6 MAR1322
49 Chuyên đề Quản trị Marketing MAR1432 2 6 24
Các học phần tự chọn (chọn 2/7)
50 Ứng dụng đa phương tiện trong kinh doanh MAR1318 2 24 6
51 Quản trị cơ sở dữ liệu kinh doanh MAR1312 2 24 6
52 Truyền thông thương hiệu trong môi trường trực tuyến BSA1462 2 24 6
53 Quản trị chất lượng BSA1324 2 24 6
54 Quản trị rủi ro BSA1469 2 24 6
55 Marketing dịch vụ MAR1425 2 24 6
56 Quản trị đổi mới sáng tạo BSA1468 2 24 6
Tổng: 17

8.2.3.3. Thực tập tốt nghiệp (4TC) và Khóa luận tốt nghiệp (6TC) hoặc các học phần thay thế tốt nghiệp

9- MÔ TẢ CÁC MÔN HỌC CỐT LÕI

91. Kinh tế vi mô 1

– Mã học phần: BSA1310

– Số tín chỉ: 03

– Mục tiêu kiến thức: Học phần kinh tế vi mô có nhiệm vụ chủ yếu là trang bị các kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.

Học phần này đề cập đến hành vi của các thành viên của một nền kinh tế đó là người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Học phần này sẽ trang bị công cụ phân tích để sinh viên nắm bắt và áp dụng cho các môn học sau này.

9.2. Kinh tế vĩ mô 1

– Mã học phần: BSA1311

– Số tín chỉ: 03

– Mục tiêu kiến thức: Học phần này giới thiệu một số khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô, bao gồm việc đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế; mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn: các nhân tố quy định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn  giới thiệu những tư tưởng trung tâm về tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô ; lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn; giới thiệu các vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở bao gồm cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái và các chính sách thương mại.

Học phần này cung cấp các phương pháp phân tích kinh tế vào đánh giá  những vấn đề kinh tế vĩ mô như tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô; lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn; giới thiệu các vấn đề kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở như cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái và các chính sách thương mại.

9.3. Quản trị học

– Mã học phần: BSA1328

– Số tín chỉ: 03

– Mục tiêu kiến thức: kiến thức cơ bản về quản trị học, gồm: Nhập môn quản trị học, Sự phát triển của các quan điểm quản trị; Môi trường quản trị, Thông tin và quyết định trong quản trị; Các chức năng quản trị; và Một số vấn đề quản trị học hiện đại.

9.4. Quản trị chiến lược

– Mã học phần: BSA1325

– Số tín chỉ: 03

– Mục tiêu kiến thức: kiến thức cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược trong doanh nghiệp như: hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược, các loại chiến lược, điều kiện áp dụng cũng như điểm lợi và bất lợi của các chiến lược đó.

9.5. Quản trị nhân lực

– Mã học phần: BSA1331

– Số tín chỉ: 03

– Mục tiêu kiến thức: kiến thức cơ bản về bản chất của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp; kế hoạch hóa nhân lực; thiết kế và phân tích công việc; tuyển dụng nhân lực; đánh giá thực hiện công việc; đào tạo và phát triển nhân lực; tạo động lực lao động; thù lao và các phúc lợi dịch vụ cho người lao động; các quan hệ lao động và những vấn đề có liên quan.

9.6. Quản trị sản xuất

– Mã học phần: BSA1333

– Số tín chỉ: 03

– Mục tiêu kiến thức: những kiến thức cơ bản về hoạch định hệ thống sản xuất, quản trị quá trình sản xuất nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

9.7. Phân tích hoạt động kinh doanh

– Mã học phần: BSA1320

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: kiến thức về các phương pháp phân tích, các chỉ tiêu phân tích, các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích từ đó nắm được cách thức phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

9.8. Hệ thống thông tin quản lý

– Mã học phần: BSA1307

– Số tín chỉ: 03

– Mục tiêu kiến thức: học phần cung cấp những khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin quản lý, các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin, phân tích hệ thống thông tin, thiết kế hệ thống thông tin quản lý, cài đặt hệ thống thông tin, hệ thống thông tin cấp chuyên gia và các hệ thống thông tin chức năng, hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định.

Học phần cung cấp các kiến thức trong việc phân tích, thiết kế và vận hành hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

9.9. Quản trị doanh nghiệp

– Mã học phần: BSA1427

– Số tín chỉ: 03

– Mục tiêu kiến thức: kiến thức cơ bản về công tác quản trị các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ việc tổ chức hệ thống, bộ máy quản trị, hoạt động quản trị nhóm, quản trị hành vi, quản trị kết quả kinh doanh và quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp.

9.10. Quản trị đổi mới sáng tạo

– Mã học phần: BSA1468

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: kiến thức cơ bản về đổi mới sáng tạo, phân tích được cơ chế tạo ra hoặc ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

9.11. Quản trị Marketing

– Mã học phần: MAR1424

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: các kiến thức cơ bản về hoạch định, tổ chức và kiểm soát hoạt động marketing của doanh nghiệp các quyết định phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trưởng mục tiêu, định vị thị trường và sử dụng các công cụ marketing nhằm tác động vào thị trường.

9.12. Khởi sự kinh doanh

– Mã học phần: BSA1412

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: Hiểu biết về nghề kinh doanh và các kiến thức cơ bản vận dụng trong kinh doanh, thể hiện rõ nét trong nội dung một kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh. Nắm bắt tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh trong việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa hệ thống các học phần của chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh cũng như mối quan hệ giữa các chức năng kinh doanh của một doanh nghiệp.

9.13. Kinh doanh quốc tế

– Mã học phần: BSA1353

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh doanh quốc tế, những cơ hội cũng như thách thức trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Cụ thể, sau khi học xong học phần, sinh viên có khả năng: Hiểu được những vấn đề cơ bản về kinh doanh quốc tế; Nhận diện và phân tích được môi trường kinh doanh quốc tế; Hiểu được các loại hình hoạt động kinh doanh quốc tế; Hiểu được các hợp tác quốc tế và các thỏa thuận xuyên quốc gia; Hiều được các chiến lược kinh doanh quốc tế và phương thức thâm nhập thị trường quốc tế; Hiểu được các nghiệp vụ chính trong kinh doanh quốc tế.

9.14. Pháp luật thương mại điện tử và ATTT

– Mã học phần: BSA1355

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: học phần này giới thiệu về môi trường pháp lý của thương mại điện tử và an toàn thông tin; Nghiên cứu những nội dung cơ bản về thương mại điện tử và an toàn thông tin tại Việt Nam được quy định trong một số văn bản pháp luật; nghiên cứu những hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử và an toàn thông tin; những tranh chấp về thương mại điện tử, phương thức giải quyết và các chế tài xử phạt đối với những vi phạm về TMĐT và an toàn thông tin.

Học phần cung cấp cái nhìn khái quát về hệ thống chính sách và văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thương mại điện tử và an toàn thông tin; hiểu và có thể vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật có liên quan đến việc thực hiện các hoạt động thương mại điện tử; giải quyết tranh chấp và các trường hợp áp dụng chế tài xử phạt.

9.15. Xây dựng website thương mại điện tử

– Mã học phần: BSA1408

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: kiến thức cơ bản về xây dựng website sử dụng trong thương mại điện tử (website TMĐT), bao gồm: tổng quan về thiết kế website TMĐT, thiết kế giao diện, thiết kế kỹ thuật, một số ngôn ngữ lập trình web, quản trị website, xuất bản website, an toàn và bảo mật cho website….

9.16. Bán lẻ trực tuyến

– Mã học phần: BSA1457

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: sau khi kết thúc học phần sinh viên có thể: Trình bày được các khái niệm cơ bản về bán lẻ, bán lẻ trực tuyến, kinh doanh bán lẻ trực tuyến; Mô tả được hoạt động bán lẻ trực tuyến của một doanh nghiệp; Biết cách lập và triển khai kế hoạch kinh doanh bán lẻ trực tuyến; Hiểu được cơ chế vận hành, thiết kế kỹ thuật của một website bán lẻ trực tuyến.

9.17. Thanh toán điện tử

– Mã học phần: BSA1437

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: những kiến thức cơ bản về hệ thống thanh toán điện tử, các vấn đề về an toàn trong thanh toán điện tử cũng như những vấn đề chủ yếu cần quan tâm khi lựa chọn hệ thống thanh toán điện tử phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

9.18. Quản trị Logistics

– Mã học phần: BSA1471

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: các kiến thức lý thuyết về logistics và quản trị chuỗi cung ứng; nắm bắt được xu hướng phát triển logistics, Phân tích được các nhân tố tác động đến các quyết định liên quan đến tổ chức, triển khai các quyết định quản trị logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở các doanh nghiệp/tổ chức.

9.19. Quản trị vận chuyển và giao nhận

– Mã học phần: BSA1472

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: các kiến thức về giao nhận, vận chuyển hàng hóa, các trung tâm phân phối và vận tải đa phương thức và thanh toán quốc tế.

9.20. Quản trị dự trữ

– Mã học phần: BSA1473

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: các kiến thức để xây dựng kế hoạch, xác định và quản lý dự trữ sản xuất và dự trữ bán hàng của doanh nghiệp.

9.21. Quản trị mua và nguồn cung ứng

– Mã học phần: BSA1474

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: các kiến thức về hoạt động mua hàng, quản lý khách hàng quản lý nguồn cung ứng hàng ở các doanh nghiệp/tổ chức.

9.22. Marketing công nghiệp

– Mã học phần: MAR1426

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: các kiến thức căn bản về hoạt động marketing trong thị trường công nghiệp/thị trường tổ chức (B2B marekting).

9.23. Nghiên cứu Marketing

– Mã học phần: MAR1430

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: kiến thức cơ bản về thiết kế và thực hiện 1 dự án nghiên cứu marketing hoàn chỉnh, bao gồm các công việc sau: xác lập mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu (thứ cấp, định tính, định lượng), phân tích dữ liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

9.24. Truyền thông marketing tích hợp

– Mã học phần: MAR1314

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: các kiến thức tổng quan về truyền thông marketing tích hợp, xây dựng kế hoạch truyền thông marketing tích hợp và các chiến lược sáng tạo thông điệp truyền thông, nghiên cứu về công chúng mục tiêu, các phương tiện, công cụ truyền thông, đánh giá hiệu quả truyền thông và các khía cạnh xã hội, đạo đức và pháp lý trong truyền thông marketing.

9.25. E- Marketing

– Mã học phần: MAR1427

– Số tín chỉ: 02

– Mục tiêu kiến thức: Nắm được các khái niệm căn bản về E-marketing, kiến thức về chiến lược và kế hoạch E-marketing. Biết được thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường e-marketing, các vấn đề về Pháp luật và đạo đức trong e-marketing. Các kiến thức về nghiên cứu marketing và hành vi khách hàng trong môi trường điện tử, các khái niệm căn bản về phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường trong môi trường kinh doanh trực tuyến, chiến lược định vị và khác biệt hóa, các chính sách marketing hỗn hợp và CRM.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *